Xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp trước năm 2013 thế nào? Xây nhà ở trên đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm bị phạt bao nhiêu? Giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau đây của HieuLuat.
Xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp trước năm 2013 thế nào?
Câu hỏi: Chào Luật sư, nếu việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013 (đã hoàn thành việc xây dựng) thì có bị xử phạt nữa không?
Chính vì vậy, có một số diện tích khá lớn đất nông nghiệp (có thể là đất trồng cây hàng năm hoặc đất trồng lúa,...) đã bị người dân tự ý phân lô, bán nền xây dựng nhà ở kiên cố, thường các loại đất này hay được gọi là đất “nhảy dù”.
Đa phần các căn nhà này được xây dựng trước năm 2013, một số ít thì được hoàn thành sau 2013.
Tôi nghe nhiều người nói, nếu đã hoàn thành xây dựng trước năm 2013 thì không bị xử phạt nữa? Xin hỏi có đúng vậy không?
Chào bạn, một trong số những căn cứ xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp (xây nhà ở) là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Nói cách khác, nếu đã quá thời hiệu xử phạt vì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ không tiến hành xử phạt hành chính nhưng sẽ thực hiện áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm nếu bị xử lý.
Cụ thể, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP dù đã xây dựng ở thời điểm trước hay sau năm 2013 với những căn cứ, lý do được nêu sau đây:
Đây là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm) sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (Điều 9, Điều 11 Nghị định 91).
Cũng theo Nghị định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm này là 02 năm và thời điểm được tính thời hiệu tuân thủ Điều 4 của Nghị định như sau:
-
Là thời điểm chấm dứt vi phạm nếu hành vi vi phạm đã kết thúc;
-
Là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm nếu hành vi vi phạm đang được thực hiện;
Cụ thể hơn, cách xác định hành vi vi phạm đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được Nghị định quy định là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm (hay đây chính là hành vi được xác định là đang được thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 91).
Nói cách khác, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà người hàng xóm của bạn thực hiện hoàn thành trước năm 2013 thì tới nay 2023 vẫn được coi là hành vi vi phạm đang diễn ra và chắc chắn còn thời hiệu đến thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt.
Tuy nhiên, việc áp dụng xử phạt đối với hành vi này trước ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 5/1/2020) được thực hiện theo Điều 42 của Nghị định như sau:
Thời điểm hành vi vi phạm hành chính xảy ra |
Xử lý vi phạm |
|
Hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành |
Đã lập biên bản nhưng chưa có quyết định xử phạt và chưa có quyết định xử phạt |
Tiếp tục xử phạt hành vi vi phạm theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm lập biên bản vi phạm |
Đã có quyết định xử phạt nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong |
Tiếp tục thực hiện theo Quyết định đó |
|
Đã thực hiện xử phạt vi phạm nhưng tiếp tục vi phạm |
Áp dụng Nghị định 91 để xử phạt |
|
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực hiện xong trước thời điểm 5/1/2020 |
Mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt còn khiếu nại (tiếp tục khiếu nại) |
Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết |
Ngoài ra, mức xử phạt được áp dụng trong trường hợp này được cụ thể hóa theo số diện tích đất vi phạm, khu vực vi phạm là nông thôn hay thành thị.
Mức xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp 2023
Chi tiết như sau:
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trái pháp luật (khoản 3 Điều 9)
…
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
…
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp trái pháp luật (khoản 2 Điều 11)
…
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
…
Tóm lại, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trước thời điểm 2013 thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính và vẫn tính là còn thời hiệu xử phạt.
Đồng thời, mức xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm là khác nhau dựa trên diện tích đất sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở và có thuộc trường hợp xử lý theo điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 91 hay không.
Chi tiết đã được chúng tôi phân tích, trình bày ở trên.
Xử phạt xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm thế nào?
Câu hỏi: Chào Luật sư, gần nhà tôi có một vài gia đình có đất trồng cây lâu năm đã tự san ủi mặt bằng, xây dựng nhà ở trên đất.
Sự việc càng nghiêm trọng hơn khi mà họ còn bán cho một vài người ở nơi khác đến đây xây nhà.
Thêm vào đó, ở khu vực của hộ gia đình này, thường xuyên mở loa đài âm thanh to, đặc biệt là vào ban đêm gây ồn ào, ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người.
Xin hỏi Luật sư, việc xây nhà trái phép trên đất trồng cây lâu năm phải chịu mức phạt là bao nhiêu?
Chào bạn, tương tự như việc xây dựng nhà ở trái phép trên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở trái phép trên đất trồng cây lâu năm cũng bị xử phạt theo Nghị định 91.
Mức xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp cụ thể tùy thuộc vào diện tích vi phạm, khu vực vi phạm là nông thôn, thành thị, đối tượng vi phạm là cá nhân, hộ gia đình, hay tổ chức.
Cụ thể, khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền cụ thể, biện pháp khắc phục hậu quả mà hộ gia đình, cá nhân vi phạm như sau:
Diện tích đất trồng cây lâu năm sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở trái phép |
Mức tiền xử phạt hành chính áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân (Đơn vị tính: đồng) |
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng |
< 0,02=""> |
3 - 5 triệu |
Buộc người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm; Buộc người vi phạm phải nộp lại số tiền là số lợi bất hợp pháp được tính toán theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP; |
Từ 0,02 ha - dưới 0,05 ha |
5 - 8 triệu |
|
Từ 0,05 ha - dưới 0,1 ha |
8 - 15 triệu |
|
Từ 0,1 ha - dưới 0,5 ha |
15 - 30 triệu |
|
Từ 0,5 ha - dưới 1 ha |
30 - 50 triệu |
|
Từ 1 ha - dưới 3 ha |
50 - 100 triệu |
|
Từ 3 ha trở lên |
100 - 200 triệu |
Như vậy, mức xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm có mức tối thiểu là 3 triệu đồng, tối đa là 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình vi phạm (nếu là tổ chức thì mức phạt gấp đôi).
Bên cạnh việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng 2 biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm và phải hoàn trả lại/khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm (hay chính là phải tháo dỡ, phá bỏ hoặc di dời tới nơi khác công trình đã xây dựng trái phép).
Trên đây là giải đáp về vấn đề xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.