Drama là một từ quá quen thuộc, nhất là đối với giới trẻ, những người thường xuyên dùng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Tiktok… Chắc hẳn ai cũng đã ít nhất một lần nghe qua từ này, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ drama nghĩa là gì? Cùng tham khảo những thông tin sau đây của HieuLuat.
1. Drama nghĩa là gì?
Drama có nguồn gốc từ lâu đời, có thể nói drama xuất hiện đầu tiên với tiếng Hy Lạp. Cụ thể, từ ngữ này được nhà triết học Aristoteles sử dụng trong tác phẩm “Poetics” (Nghệ thuật thi ca) vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Nhà triết học này cho rằng drama có nghĩa là kịch hoặc tác phẩm thơ có tính hành động, mạnh mẽ.
Một drama thường liên quan các yếu tố:
- Người biên kịch: là tác giả của vở kịch đó
- Khán giả: người xem vở kịch đó
- Diễn viên: người thực hiện các hành động trong vở kịch để diễn tả được nội dung vở kịch.
Còn trong tiếng Anh, drama nghĩa là gì? Drama trong tiếng Anh được hiểu là “kịch”. Đó có thể là những vở kịch hoặc phim chính kịch, hoặc có thể đơn giản là một câu chuyện có cốt truyện khá dài, diễn biến phức tạp, gay cấn và được thể hiện qua các nhân vật. Trong Drama diễn biến tâm lý nhân vật phải được đẩy lên đỉnh điểm của sự mâu thuẫn và có cao trào.
Drama đa dạng về nội dung: hành động, tâm lý, hài, hoặc kết hợp cả hai hoặc ba thể loại này. Nhưng nhìn chung drama gồm cả 2 yếu tố bi - hài, chứa đựng các tình tiết kịch tính, gây ra những cảm xúc cao trào cho người theo dõi (hồi hộp, căng thẳng, xúc động….).
Ngày nay ý nghĩa của drama được mở rộng hơn, đa dạng nghĩa và có nhiều cách sử dụng hơn. Drama được dùng để nói đến những vấn đề, câu chuyện kịch tính, hồi hộp, gây cấn.
2. Các thể loại drama hiện nay là gì?
HieuLuat thông tin một số loại drama như phim drama, truyện drama, web drama, drama queen và drama king.
2.1. Phim Drama là gì?
- Phim drama được hiểu là thể loại phim có chia tập, có thể ít hoặc nhiều tập.
Phim drama thường kéo dài, nội dung xoay quanh một hoặc một vài nhân vật, về cuộc sống, mối quan hệ của họ.
Tình tiết trong phim drama có thể là ở hiện tại,trong quá khứ hoặc tương lai. Phim có nhiều tình tiết bất ngờ, thú vị, mang đến cho khan giả những cung bậc cảm xúc, bài học khác nhau trong cuộc sống.
Phim drama khác phim điện ảnh ở chỗ chỉ được trình chiếu trên truyền hình hoặc tại các web drama, chứ không được chiếu ở rạp.
Ví dụ: Một số phim có tính drama của Hàn Quốc như Ngôi nhà hạnh phúc, Hậu duệ mặt trời, Penthhouse…
- Drama được sử dụng với nghĩa “tính kịch” khi nói đến một câu chuyện có thật nhưng nghe lại có tính “hư cấu”. Cách hiểu này thường được sử dụng phổ biến trên các mạng xã hội.
Ví dụ: các khoảnh khắc kịch tính trong 1 chương trình truyền hình nào đó…
Cách nói này ngày càng trở nên phổ biến hơn cùng với sự phát triển của Internet và các mạng xã hội như
2.2. Truyện Drama hiểu thế nào?
được dùng như một thuật ngữ trong anime hay manga của Nhật Bản. Nội dung truyện drama tập trung vào tình cảm, trinh thám, bi kịch…
Nếu như phim drama dùng những thước phim để trình chiếu cho khán giả xem về cuộc đời của một nhân vật nào đó thì truyện drama lại sử dụng hình ảnh, câu chữ để truyền tải đến độc giả điều này.
Các tình huống trong suốt những tập truyện sẽ dẫn dắt độc giả khám phá cuộc sống, hoạt động của các nhân vật. Nhiều khi, độc giả có cảm giác bản thân đang ở trong cốt truyện đó, có thể cảm nhận cảm xúc vui - buồn,… của nhân vật.
Truyện drama nổi tiếng có thể nói đến các bộ truyện của Nhật Bản ví dụ như Naruto, One Piece, 2 bộ truyện này hiện cũng đã được chuyển thể thành phim. Trong thể loại dram có drama anime thu hút đông đảo người đọc.
Thể loại phim, truyện drama được yêu thích bởi nhiều yếu tố. Cụ thể:
- Nhân vật, diễn viên được chọn lựa kỹ về ngoại hình, được đầu tư về hình ảnh, nhan sắc
- Cốt truyện độc đáo mới lạ hấp dẫn, mang đến sự thích thú cho người xem.
- Bối cảnh trong phim đẹp giúp người xem mãn nhãn.
- Sự hài hước trong phim, truyện Drama mang đến cho khan giả sự thoải mái, thư giãn.
- Nhạc phim hay giúp truyền tải nội dung tốt, lay động cảm xúc người xem, tạo hiệu ứng lan truyền tốt.
2.3. Web drama là gì?
Web drama là một dạng phim dài tập phát sóng trực tiếp trên mạng, không cần đến truyền hình truyền thống, được gọi là web drama. Thông thường các đạo diễn, nhà sản xuất sẽ tự bỏ kinh phí ra để sản xuất phim, sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các phim này sẽ được chiếu trên mạng.
được đầu tư bài bản giống như các bộ phim truyện hình với hình ảnh, âm thanh chất lượng cùng cốt truyện rõ ràng, logic. Web drama có thể đăng lên mạng internet khi được sự chấp thuận từ cơ quan có bản quyền. Các nhà sản xuất có thể thu lợi nhuận từ lượt view và quảng cáo.
Web drama trở thành trào lưu nhờ sự lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội. Các nhà sản xuất thể loai này cũng không ngừng quảng bá chúng trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram,… với các trích đoạn gay cấn, hài hước, kích thích và thu hút người xem, nhất là giới trẻ.
Doanh thu của những web rama phụ thuộc vào lượt người xem cũng như tiền thu được từ quảng cáo, Các web drama này đều được xem miễn phí nhưng cũng có một số phim, khán giả cũng phải mất phí để xem.
2.4. Drama Queen, Drama King là gì?
“Drama Queen”, “Drama King” để nói về những diễn viên xuất sắc ở thể loại phim drama.
Cụ thể, drama Queen là nữ hoàng phim truyền hình, Drama King là ông hoàng phim truyền hình.
Drama Queen, Drama King còn được dùng để chỉ những người (nam/nữ) có tính cách hỗn loạn, không ổn định, thường tạo ra bi kịch cho bản thân mình…
3. Drama trên Facebook là gì?
Drama trên Facebook là một từ “lóng” sử dụng thường xuyên để nói về các tình huống bất ngờ, tréo ngoe nhưng trong tình huống đó có thể bao gồm cả các yếu tố hài hước, gây cười.
Drama trên facebook còn là những câu chuyện mang tính phơi bày, bóc phốt (có nghĩa bêu xấu). Vì là mạng xã hội nên những drama trên facebook có tốc độ lan truyền chóng mặt, tác động mạnh tới cộng đồng mạng và xã hội kích thích sự tò mò của mỗi người. Một drama được quan tâm thu hút nhiều người theo dõi diễn biến sự việc đó cho đến khi có hồi kết.
Ví dụ: drama về việc sao kê từ thiện của một số nghệ sỹ Việt đang gây bão một thời gian dài…
Drama nói chung hay drama trên facebook có 2 loại:
- Drama có chủ đích: do chính người trong cuộc tạo ra với mục đích tạo nên lợi ích, quyền lợi nhất định cho mình.
- Drama không có chủ đích: không xuất phát từ người trong cuộc, phát sinh do có mâu thuẫn trong sinh hoạt đời sống.
"Hít drama" cũng là từ được dùng phổ biến trên facebook, chỉ sự hóng hớt, nghe ngóng, bàn tán về những chủ đề, những “phốt hay”, các vấn đề thị phi… đang được lan truyền trên mạng xã hội.
Lưu ý: từ lóng là những từ không có trong từ điển tiếng Việt, mục đích khi dùng từ lóng nhằm che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước, chỉ có các đối tượng nhất định mới hiểu được.
4. Drama nghĩa là gì trong showbiz?
Cũng tương tự với cách hiểu chung về drama thì trong showbiz (giới giải trí) drama được dùng để nói về những tình huống hay câu chuyện trớ trêu, vô cùng éo le của những người nổi tiếng như diễn viên, ca sĩ, người mẫu…
Thực tế, dram có thể là những câu chuyện được tạo dựng lên một cách bài bản, có chủ đích, tuy nhiên drama cũng là các tình huống có thật. Và hiệu ứng thường thấy của drama đó là tạo được làn sóng dư luận với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau tạo nên những cuộc tranh cãi làm cho vấn đề đó trở nên nổi bật hơn.
Có thể hiểu đơn giản drama trong showbiz để chỉ các vụ “bóc phốt”, việc bóc phốt có thể là do khán giả hâm mộ; cũng là do đồng nghiệp bóc phốt lẫn nhau.
Ví dụ:
- Khán giả bóc phốt ca sĩ A không chung thủy, cặp bồ
- Khán giả bóc phốt diễn viên B là người thứ 3, là “tiểu tam” phá hoại hạnh phúc gia đình người khác…
- Diễn viên C bị bóc phốt dùng hàng fake (hàng giả)
- Ca sĩ D bị bóc phốt hát nhép, đạo nhạc…
Các tình huống drama trong showbiz khá đa dạng, nhiều vụ việc khiến khác giả đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Những drama này có tính chất gây sốc, giật gân, có tốc độ lan truyền nhanh chóng.
5. Drama nghĩa là gì trong giới trẻ?
Trong giới trẻ, drama được hiểu là những scandal (những vụ bê bối, lùm xùm) có sự ảnh hưởng đến xã hội, được nhiều người chú ý đến.
Các trường hợp drama được giới trẻ quan tâm nhất hiện nay liên quan đến đời tư, chuyện cá nhân của những người nổi tiếng, những người có tầm ảnh hưởng lớn. Những drama này khi xuất hiện thường là những tình huống gây sốc, khó tin.
Đó chính là những câu chuyện trớ trêu, éo le, dở khóc dở cười trong cuộc sống hàng này của người nổi tiếng hay người bình thường.
Drama trong giới trẻ cũng được hiểu chính là sự bóc phốt, phanh phui sự thật bị giấu kín.
Drama trên facebook hiện nay đặc biệt thu hút giới trẻ, vì đây là đối tượng dùng mạng xã hội nhiều, có sự hiểu biết, quan tâm đến những người nổi tiếng, cũng là đối tượng với nhiều sự tò mò trước những sự việc “chấn động” được lan truyền trên mạng.
Các drama trên facebook thường được đào sâu, từ vấn đề này sang vấn đề khác, các tình huống vây quanh, nhanh chóng trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi, thu hút nhiều người cùng tranh luận về những câu chuyện, vấn đề không phải của mình đó.
Giới trẻ có thể tranh luận với nhau về các tình huống drama diễn ra trong showbiz, trong các bộ phim “làm mưa làm gió” hay bất kì một đối tượng nào bị “bóc phốt”. Đây cũng là một trong những “thú vui” với người trẻ khi tham gia các mạng xã hội.
6. Hóng drama là gì?
"Hóng" drama hay còn gọi là "hít" drama là chỉ việc những người ngoài cuộc theo dõi, hóng phốt, hưởng ứng, tham gia những tình huống – câu chuyện hot trên mạng xã hội hoặc trong cuộc sống đời thường, liên quan đến một người hay một số người nào đó.
Chính vì drama có những kịch tính, có bi xen lẫn hài nên kích thích sự tò mò của những người theo dõi.
Trên Facebook, Tiktok hiện nay hay xuất hiện các tình huống, câu chuyện bóc phốt nhau qua lại lẫn nhau. Những người theo dõi dù chưa biết thực hư như thế nào nhưng diễn biến xoay quanh sự việc lại khiến họ tức tối, phẫn nộ, khó chịu và để lại những bình luận nhằm nêu ý kiến, quan điểm của mình.
Việc hóng - hít drama tạo sự phấn khích cho những người tham gia vì họ có thể bàn tán thoải mái về chủ đề giống như bản thân đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện. Cũng có nhiều người chỉ hóng và đứng ngoài cuộc, không đưa ra ý kiến hay bất kì một bình luận nào.
Người hóng drama thường có mặt, xuất hiện ngay khi có một “phốt” nào đó hay một diễn biến mới của một drama. Họ chờ đợi người trong cuộc đứng ra giải thích sự việc, hóng diễn biến tiếp theo, thậm chí là phỏng đoán các tình huống diễn ra và cùng chờ đợi kết quả của sự việc đó…
Việc hóng drama không có gì là sai trái, tuy nhiên người hóng dù là được phép nêu quan điểm cá nhân (quan điểm không trái quy định pháp luật, không trái thuần phong mỹ tục) nhưng cũng phải biết nhìn nhận sự việc đúng hay sai. Nếu chưa rõ sự tình và bản chất sự việc thì không nên đẩy sự việc đi quá xa, lên án hay phán xét người khác theo hiệu ứng đám đông.
Thực tế không có ít drama chỉ là những câu chuyện bịa đặt hoặc được người khác thêm bớt các tình huống để thu hút sự quan tâm. Vì vậy, dù có sở thích “hóng drama” cũng nên tỉnh táo, sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin và đưa ra quan điểm cá nhân.
Không ít vụ việc chỉ vì tâm lý tò mò, nhiều chuyện của con người đã để lại các hệ lụy tiêu cực sau các drama, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bị “bóc phốt”.
7. Tạo drama, làm nhục người khác sẽ bị xử lý?
Việc tạo ra drama hay hóng drama diễn ra phổ biến nhất là trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu người tạo drama và người hóng không tiết chế được hành vi, cảm xúc có thể bị xử lý hành chính lẫn hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.
Cụ thể, theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 của Chính phủ sẽ phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Mức phạt này được áp dụng đối với tổ chức. Nếu là cá nhân thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo Điều 4 Nghị định 15/2020 của Chính phủ).
Nếu hành vi vi phạm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.
Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạt tù từ 03 tháng - 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Đối với 02 người trở lên
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Đối với người đang thi hành công vụ
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 - 05 năm nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho drama là gì? Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.