hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Ba, 14/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giấy phép xây dựng là gì? Có nội dung gì trên giấy phép xây dựng?

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là gì? Có mấy loại giấy phép xây dựng? Điều kiện cấp, miễn giấy phép xây dựng là gì? Giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp khi nào? Cùng HieuLuat giải đáp toàn bộ vướng mắc trên trong bài viết dưới đây.

 

Mục lục bài viết
  • Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là gì theo quy định mới?
  • Có mấy loại giấy phép xây dựng?
  • Điều kiện cấp giấy phép xây dựng bao gồm những gì?
  • Yêu cầu giấy phép xây dựng có thời hạn là gì?
  • Điều kiện miễn giấy phép xây dựng gồm những gì?

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là gì theo quy định mới?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, gia đình chúng tôi có phần diện tích đất ở và đất thương mại, dịch vụ đã được cấp sổ đỏ.

Hiện nay, chúng tôi muốn tu sửa lại các công trình trên đất nên muốn: Xây mới lại nhà ở (đập bỏ nhà cũ, xây mới hoàn toàn) trên đất ở, xây thêm công trình là nhà nghỉ dưỡng (buffalo, homestay…) trên đất thương mại dịch vụ.

Vì thế, tôi có tìm hiểu về việc cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ và công trình khác trên đất thương mại dịch vụ.

Tôi có một vài vướng mắc mong được giải đáp như sau:

Một là, hiện nay nội dung trên giấy phép xây dựng bao gồm những gì?

Tôi nghe nói có sự khác biệt so với trước, không rõ điểm khác biệt đó là gì?

Hai là, theo luật mới thì có bao nhiêu loại giấy phép xây dựng, đối với trường hợp của gia đình tôi thì loại giấy phép nào là phù hợp?

Cảm ơn đã hỗ trợ, giải đáp.

Chào bạn, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư khi thi công xây dựng công trình.

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư thực hiện việc khởi công, xây dựng công trình, nhà ở của mình.

Luật Xây dựng sửa đổi 2020 không sửa đổi quy định về nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng được cấp cho chủ đầu tư, do vậy, nội dung của giấy phép xây dựng vẫn được áp dụng theo quy định của Luật Xây dựng 2014.

Luật Xây dựng 2014 quy định tại Điều 90 về 9 nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng (áp dụng đối với mọi loại giấy phép xây dựng) bao gồm:

Một là, tên công trình thuộc dự án

Tùy thuộc từng dự án (dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, xây dựng nhà ở riêng lẻ, xây dựng công trình ngầm…) mà có tên gọi khác nhau.

Hai là, tên và địa chỉ của chủ đầu tư

Đây là thông tin bắt buộc phải có trong giấy phép xây dựng nhằm xác định vị trí, thông tin của chủ đầu tư, phục vụ cho công tác quản lý về xây dựng.

Ba là, thông tin về địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến

  • Đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ thì nội dung này có thể không có trong giấy phép xây dựng;

  • Các công trình theo tuyến đều phải có nội dung thông tin này;

Bốn là, loại, cấp công trình xây dựng

  • Đây cũng là nội dung cần thiết có trong giấy phép xây dựng;

  • Tùy thuộc từng loại giấy phép xây dựng cấp cho từng loại công trình mà nội dung này có thể có hoặc không;

Năm là, thông tin về cốt xây dựng công trình

  • Cốt xây dựng công trình là thông tin cơ bản có trong giấy phép xây dựng;

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ thì đây là thông số của cốt nền xây dựng công trình; 

Sáu là, thông tin về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng là ranh giới, phạm vi xác định kích thước của công trình xây dựng;

  • Tùy thuộc từng khu vực xây dựng mà chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng có sự khác biệt;

  • Do vậy, đây là thông tin sẽ phải có trong giấy phép xây dựng;

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng theo quy định 2023Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng theo quy định 2023

Bảy là, thông tin về mật độ xây dựng (nếu có)

  • Đây là thông tin mà không phải khu vực xây dựng nào cũng có quy định;

  • Vậy nên, tùy thuộc quy hoạch xây dựng của từng khu vực mà có thể tồn tại thông tin này hoặc không;

Tám là, thông tin về hệ số sử dụng đất (nếu có)

  • Tương tự như thông tin về mật độ xây dựng, thông tin về hệ số sử dụng đất sẽ tuân thủ theo quy định của từng khu vực, từng tỉnh, thành phố nơi có đất;

  • Căn cứ vào hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, có thể xác định được số diện tích tối đa mỗi tầng cũng như thể hiện sự đồng nhất trong quy hoạch xây dựng;

Chín là, các thông tin khác buộc phải có đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ,

Theo đó, ngoài 8 nội dung quy định ở trên, giấy phép xây dựng cấp cho công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ còn phải có nội dung về:
  • Tổng diện tích xây dựng;

  • Nội dung về diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt);

  • Thông tin về số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum);

  • Thông tin về chiều cao tối đa toàn công trình;

Lưu ý: Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3/3/2021, tại Phụ lục II đã ban hành 10 mẫu giấy phép xây dựng đang được sử dụng hiện nay gồm:

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình không theo tuyến (mẫu số 03);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình ngầm (mẫu số 04);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình theo tuyến (mẫu số 05);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cấp theo giai đoạn của công trình không theo tuyến (mẫu số 06);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cấp theo giai đoạn của công trình theo tuyến (mẫu số 07);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cấp cho dự án (mẫu số 08);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ (mẫu số 09);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình (mẫu số 10);

  • Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng di dời công trình (mẫu số 11);

  • Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ (mẫu số 12);

Như vậy, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm các thông tin về tên dự án, tên chủ đầu tư, địa điểm thực hiện,....

Tùy thuộc từng loại giấy phép xây dựng mà nội dung có thể có sự khác biệt.

Các loại giấy phép xây dựng hiện nay được chúng tôi giải đáp ở phần dưới.

Có 10 mẫu giấy phép xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CPCó 10 mẫu giấy phép xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP


Có mấy loại giấy phép xây dựng?

Kể từ ngày 1/1/2021 (ngày Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có hiệu lực thi hành, có 4 loại giấy phép xây dựng được sử dụng, cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ hiện nay là:

  • Giấy phép xây dựng mới: Áp dụng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xin cấp giấy phép xây dựng lần đầu (trước khi khởi công xây dựng công trình);

  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo: Cấp cho trường hợp các công trình, nhà ở riêng lẻ đã được xây dựng và nay có nhu cầu sửa chữa, cải tạo công năng, kết cấu, hình thức… của công trình;

  • Giấy phép di dời công trình: Được cấp cho chủ đầu tư thực hiện việc di chuyển công trình từ nơi này tới nơi khác;

  • Giấy phép xây dựng có thời hạn: Được cấp cho các công trình trong một thời hạn nhất định theo quy định của quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;

Trong trường hợp bạn xây mới nhà ở, xây mới các công trình trên đất thương mại dịch vụ thì mẫu giấy phép được cấp lần lượt gồm mẫu giấy phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ (mẫu số 09) và có thể là mẫu giấy phép xây dựng cấp cho công trình không theo tuyến (mẫu số 03).

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng mẫu số 03, 09 này như sau:

Mẫu số 03, giấy phép xây dựng cấp cho công trình không theo tuyến

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 03

(Trang 1)

 

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

XÂY DỰNG...

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày........ tháng........ năm........

 

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Số:      /GPXD

(Sử dụng cho công trình không theo tuyến)

 

1. Cấp cho:.........................................................................................................

Địa chỉ: số nhà:..... đường (phố)..... phường (xã):.... quận (huyện).... tỉnh/thành phố.....

2. Được phép xây dựng công trình: (tên công trình)............................................

- Theo thiết kế:...................................................................................................

- Do: (tên tổ chức tư vấn)..................lập

- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế:......

- Đơn vị thẩm định, thẩm tra (nếu có):...............................................................

- Chủ trì thẩm tra thiết kế:..........

- Gồm các nội dung sau:

+ Vị trí xây dựng (ghi rõ lô đất, địa chỉ):............................................................

+ Cốt nền xây dựng công trình:..........................................................................

+ Mật độ xây dựng:.............., hệ số sử dụng đất:...............................................

+ Chỉ giới đường đỏ:............, chỉ giới xây dựng:...............................................

+ Màu sắc công trình (nếu có):..........................

+ Chiều sâu công trình (tính từ cốt 0,00 đối với công trình có tầng hầm):.....

Đối với công trình dân dụng và công trình có kết cầu dạng nhà, bổ sung các nội dung sau:

+ Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt):.................... m2

+ Tổng diện tích sàn (bao gồm cả tầng hầm và tầng lửng):................. m2

+ Chiều cao công trình:................ m;

+ Số tầng (trong đó ghi rõ số tầng hầm và tầng lửng):......................................

3. Giấy tờ về đất đai:.........................................................................................

4. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.

 

Nơi nhận:

- Chủ đầu tư;

- Lưu: VT,.....

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

(Trang 2)

 

CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:

1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.

2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

3. Thực hiện thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định.

4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

5. Khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng năm 2014 thì phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

 

ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN GIẤY PHÉP

1. Nội dung điều chỉnh/gia hạn:.....................................................................

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:..........................................................

 

....., ngày........ tháng.......... năm..........

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Ký tên, đóng dấu)

Có 4 loại giấy phép xây dựngCó 4 loại giấy phép xây dựng

Mẫu số 09, mẫu giấy phép xây dựng mới áp dụng cho nhà ở riêng lẻ

 
Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 09

(Trang 1)

 

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

XÂY DỰNG...

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày........ tháng........ năm........

 

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Số:     /GPXD

(Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ)

_________

1. Cấp cho:.....................................................................................................

Địa chỉ: số nhà:.... đường.... phường (xã):.... quận (huyện).... tỉnh/thành phố:.....

2. Được phép xây dựng công trình: (tên công trình).........................................

- Theo thiết kế:...............................................................................................

- Do:........................................................................................................ lập

- Gồm các nội dung sau:

+ Vị trí xây dựng (ghi rõ lô đất, địa chỉ):.........................................................

+ Cốt nền xây dựng công trình:.......................................................................

+ Mật độ xây dựng:............, hệ số sử dụng đất:................................................

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng:..........................................................

+ Màu sắc công trình (nếu có):........................................................................

+ Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt):....................................................... m2

+ Tổng diện tích sàn (bao gồm cả tầng hầm và tầng lửng)............................ m2

+ Chiều cao công trình:................ m; số tầng...................................................

+ Số tầng (trong đó ghi rõ số tầng hầm và tầng lửng):.....................................

3. Giấy tờ về quyền sử dụng đất:.....................................................................

4. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.

 

Nơi nhận:

- Chủ đầu tư;

- Lưu: VT,.....

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

(Trang 2)

 

CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:

1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.

2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

3. Thực hiện thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định.

4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

5. Khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng năm 2014 thì phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

 

ĐIỀU CHỈNH/GIA HẠN GIẤY PHÉP

1. Nội dung điều chỉnh/gia hạn:............................................................................

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:................................................................

........, ngày........ tháng.......... năm..........

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

Kết luận: Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng thể hiện các thông số để chủ đầu tư dùng làm căn cứ xây dựng công trình của mình.

Chủ đầu tư phải tuân thủ theo giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cấp để tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, bị tháo dỡ công trình vi phạm.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựngĐiều kiện cấp giấy phép xây dựng 


Điều kiện cấp giấy phép xây dựng bao gồm những gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi để được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải đảm bảo những điều kiện gì?

Quy định cụ thể ở đâu?

Nếu tôi muốn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn thì có thực hiện được không khi tại khu vực của tôi đã có quy hoạch sử dụng đất làm công viên?

Mong Luật sư chỉ dẫn cụ thể.

Chào bạn, bên cạnh câu hỏi về nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng thì câu hỏi về điều kiện cấp giấy phép cũng được nhiều người quan tâm.

Theo đó, điều kiện cấp giấy phép xây dựng nói chung, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nói riêng cần phải tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng.

Theo đó, tùy từng loại công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ xin cấp phép mà điều kiện để được cấp có sự khác biệt.

Cụ thể, điều kiện cấp giấy phép xây dựng (trừ giấy phép xây dựng có thời hạn được chúng tôi trình bày ở phần dưới) theo quy định của Luật Xây dựng 2014, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

Loại công trình

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ pháp luật

Công trình trong đô thị

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất tại nơi có đất;

  • Bảo đảm an toàn cho:

    • Công trình, công trình lân cận;

    • Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;

    • An toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ các công trình như: Thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa;

    • Khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy nổ, độc hại;

    • Khoảng cách an toàn đến các công trình quan trọng có liên quan đến an ninh, quốc phòng;

  • Có thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 82; 

  • Có hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tương ứng/phù hợp đối với từng loại theo quy định;

  • Điều 91 Luật Xây dựng 2014;

  • Khoản 31 Điều 1 Luật Xây dựng 2020;

Công trình không theo tuyến ngoài đô thị

  • Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt/chấp thuận bằng văn bản;

    • Bảo đảm an toàn cho:

    • Công trình, công trình lân cận;

    • Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;

    • An toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ các công trình như: Thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa;

    • Khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy nổ, độc hại;

    • Khoảng cách an toàn đến các công trình quan trọng có liên quan đến an ninh, quốc phòng;

  • Có thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 82; 

  • Có hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tương ứng/phù hợp đối với từng loại theo quy định;

Điều 92 Luật Xây dựng 2014

Nhà ở riêng lẻ

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất và quy chế quản lý kiến trúc đã được có quan có thẩm quyền ban hành;

    • Đảm bảo an toàn cho các công trình sau:

    • Bảo đảm an toàn cho các công trình, công trình lân cận;

    • Bảo đảm an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

    • Đảm bảo an toàn hạ tầng kỹ thuật và hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, công trình giao thông, công trình là khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa (nếu có);

    • Đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy nổ, độc hại;

    • Đảm bảo an toàn đến công trình quan trọng có liên quan đến an ninh, quốc phòng;

  • Phải có thiết kế xây dựng (bản vẽ thiết kế) theo quy định tại khoản 7 Điều 79;

  • Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng (cấp mới/sửa chữa cải tao/di dời) theo đúng quy định;

  • Điều 93 Luật Xây dựng 2014;

  • Khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng 2020;

Có thể thấy, bên cạnh thông tin về nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng, chủ đầu tư còn cần phải quan tâm đến điều kiện được xin cấp giấy phép xây dựng đối với từng loại công trình hiện nay.

Chỉ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng (cấp mới/sửa chữa, cải tạo/di dời) thì chủ đầu tư mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng.

Riêng đối với điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn được chúng tôi trình bày ở phần sau đây.

 Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạnĐiều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn


Yêu cầu giấy phép xây dựng có thời hạn là gì?

Giấy phép xây dựng có thời hạn cũng là một trong số bốn loại giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành.

Khi đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện được liệt kê tại khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 thì chủ đầu tư mới được xem xét, cấp giấy phép theo đúng quy định.

Theo đó, để được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, chủ đầu tư phải đảm bảo các điều kiện chung và đảm bảo điều kiện riêng đối với từng loại công trình, cụ thể như sau:

Điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Điều kiện riêng đối với từng loại công trình

Một là, thuộc một trong những trường hợp có quy hoạch sau đây đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất:

  • Quy hoạch phân khu xây dựng;

  • Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng;

  • Quy hoạch xây dựng chi tiết;

  • Quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng;

Hai là, phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình phù hợp theo từng quy hoạch như đã nêu ở trên

Ba là, phù hợp với mục đích sử dụng đất đã được ghi nhận trong giấy tờ về đất đai của chủ đầu tư xây dựng công trình

Bốn là, chủ đầu tư phải cam kết tự tháo dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại theo giấy phép xây dựng và khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền

  • Nếu chủ đầu tư không tự nguyện tháo dỡ thì bị cưỡng chế thực hiện và phải chịu mọi chi phí cưỡng chế;

Lưu ý: 

  • Nếu quá thời hạn của giấy phép mà quy hoạch xây dựng chưa được thực hiện thì chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi có quyết định thu hồi đất;

  • Chủ đầu tư xây dựng công trình được hỗ trợ thực hiện tháo dỡ công trình theo quy định của pháp luật về đất đai;

  • Đối với nhà ở riêng lẻ: Thêm điều kiện quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng;

    • Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ có thể được gia hạn giấy phép xây dựng có thời hạn nếu có sự điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng;

    • Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ không được cấp mới giấy phép xây dựng có thời hạn mà chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo công trình nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

    • Chủ đầu tư được xin cấp mới giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn nếu sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền không thu hồi đất, không có điều chỉnh hủy bỏ hoặc có điều chỉnh hủy bỏ nhưng không công bố;

  • Đối với công trình xây dựng: Đáp ứng các điều kiện về hồ sơ, bản vẽ thiết kế, đảm bảo an toàn cho các công trình quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 91 Luật Xây dựng

Kết luận: Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp cho các công trình thỏa mãn các điều kiện như chúng tôi đã nêu ở trên là mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Theo đó, để được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, chủ đầu tư phải đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu luật định cũng như phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương.

Trường hợp được miễn giấy phép xây dựngTrường hợp được miễn giấy phép xây dựng 


Điều kiện miễn giấy phép xây dựng gồm những gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có nghe nói rằng khi xây dựng công trình, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ, có thể được miễn giấy phép xây dựng.

Xin hỏi, các điều kiện để được miễn xin cấp giấy phép xây dựng là gì thưa Luật sư?

Cảm ơn đã hỗ trợ giải đáp.

Chào bạn, pháp luật xây dựng hiện hành quy định về các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình.

Theo đó, khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 liệt kê các trường hợp nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng gồm:

Một là, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ mà đảm bảo các điều kiện:

  • Là việc cải tạo bên trong hoặc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định;

  • Nội dung về việc sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi/biến đổi công năng sử dụng và không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình;

  • Việc sửa chữa, cải tạo phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt;

  • Phù hợp với toàn bộ yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định;

Hai là, nhà ở riêng lẻ có quy mô < 7="" tầng="" và="" thuộc="" dự="" án="" đầu="" tư="" xây="" dựng="" đô="" thị/dự="" án="" đầu="" tư="" xây="" dựng="" nhà="" ở="" đã="" có="" quy="" hoạch="" chi="" tiết="" 1/500="" đã="" được="" phê="">

Ba là, nhà ở riêng lẻ có quy mô < 7="" tầng="" tại="" khu="" vực="" nông="" thôn="" và="" thuộc="" trường="">

  • Không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng;

  • Hoặc không có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt;

Bốn là, nhà ở riêng lẻ ở khu vực miền núi, hải đảo và tại nơi không có quy hoạch xây dựng đô thị, không có quy hoạch khu chức năng theo quy định;

Lưu ý: Việc miễn giấy phép xây dựng không áp dụng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

Kết luận: Đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư không cần quan tâm đến nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng mà trước hết, cần phải xem xét, tìm hiểu thông tin về quy hoạch xây dựng tại địa phương.

Từ thông tin nhận được, đối chiếu với công trình của mình để có được đáp án có thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng hay không.

Nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu, giấy tờ, thực hiện thủ tục xin cấp phép theo quy định trước khi khởi công.

Trên đây là giải đáp về vấn đề nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X