Biên bản xử phạt xây dựng được lập theo mẫu nào theo quy định hiện hành? Thẩm quyền lập biên bản xử phạt xây dựng trái phép thuộc về cơ quan nào? Cùng HieuLuat giải đáp trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi mẫu biên bản xử phạt được dùng trong lĩnh vực xây dựng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Cán bộ địa chính, cán bộ quản lý đô thị cấp phường có được quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng không?
Chân thành cảm ơn đã hỗ trợ.
Chào bạn, biên bản xử phạt xây dựng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản vi phạm và thẩm quyền lập được chúng tôi giải đáp dựa trên quy định pháp luật hiện hành như sau:
Mẫu biên bản xử phạt xây dựng được sử dụng là mẫu nào?
Trước hết, mẫu biên bản xử phạt xây dựng như thông tin mà bạn cung cấp chính là tên thường gọi của mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo quy định pháp luật.
Biên bản vi phạm hành chính là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt theo đúng quy định.
Hiện nay, mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được sử dụng là mẫu số MBB01 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP (Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Nội dung của mẫu biên bản gồm:
-
Ngày, tháng, năm lập biên bản;
-
Lý do lập biên bản;
-
Căn cứ lập biên bản;
-
Người có thẩm quyền lập biên bản;
-
Người chứng kiến;
-
Người phiên dịch (nếu cần);
-
Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng;
-
Hành vi vi phạm hành chính và điều luật dẫn chiếu vi phạm;
-
Người bị thiệt hại (nếu có);
-
Ý kiến trình bày của người vi phạm;
-
Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền địa phương, người chứng kiến, bị hại (nếu có);
-
Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý hành vi vi phạm được áp dụng;
-
Quyền và thời hạn giải trình hành vi vi phạm;
-
Thời gian lập biên bản;
-
Chữ ký tại biên bản, lý do không ký tên (nếu người vi phạm không ký tên);
Mẫu biên bản xử phạt xây dựng mới nhất 2023
Cụ thể, mẫu biên bản xử phạt xây dựng/hay chính là mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng gồm các điều khoản như dưới đây:
Mẫu biên bản số 01
CƠ QUAN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../BB-VPHC |
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về............................. (2)
Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày …./…./….., tại (3) ……………………………..…………….
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Lý do lập biên bản tại
Căn cứ: (4) ………………….………………………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: ……………………………………………………………… Chức vụ: ………………
Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………
2. Với sự chứng kiến của: (5)
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Hoặc
Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………
3. Người phiên dịch:
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ="" chức="">(*) có tên sau đây:
<1. họ="" và="" tên="">(*): ……………………………………………………… Giới tính: ……………….
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………………………………………. Quốc tịch: ………………
Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………………………………………………….
ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ……………………………………………………………………
<1. tên="" của="" tổ="" chức="">(*): ……………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……………
………………………………………; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ………………………….
Người đại diện theo pháp luật:(6)……………………………………… Giới tính: ………………
Chức danh: (7) ……………………………………………………………………………………….
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: (8)
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
3. Quy định tại: (9)
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
4.
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
5. Ý kiến trình bày của
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
6. Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền, người chứng kiến (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
7. Ý kiến trình bày của
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
8. Chúng tôi đã yêu cầu
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: (11)
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
10.
11. Yêu cầu ông (bà) (13) ……………………… là Biên bản lập xong hồi .... giờ .... phút, ngày …./…./….., gồm .... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13).... là
Lý do ông (bà) (13) ………………………………………………………
Lý do ông (bà) (5) ………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN |
NGƯỜI PHIÊN DỊCH |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
|
Hướng dẫn cách viết biên bản:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP;
(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
(3) Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp:
Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm;
Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác;
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do;
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản. Ví dụ: Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Biên bản thanh tra; Kết luận kiểm tra; ..;
(5) Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận:
Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó;
Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm;
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
(8) Mô tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,... hành vi vi phạm cụ thể;
(9) Ghi đầy đủ điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
Cách ghi biên bản vi phạm hành chính về xây dựng
(10) Ghi rõ họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại;
(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng;
(12) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «02 ngày làm việc»;
Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «05 ngày làm việc»;
Trường hợp vụ việc không được giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì không phải ghi các Mục chú thích số (12), (13), (14) và (15).
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hành chính;
(14) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: Văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp;
Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: Văn bản giải trình;
(15) Ghi chức danh (chánh thanh tra, thanh tra,...), tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc;
(16) Ghi thông tin về địa chỉ nơi dự kiến làm việc với cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm;
Kết luận: Biên bản xử phạt xây dựng/ hay chính là biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là văn bản được lập theo mẫu ban hành tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP với nội dung chúng tôi đã trình bày ở trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được chúng tôi trình bày trong phần dưới đây.
Cơ quan nào được lập biên bản xử phạt xây dựng trái phép?
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là cá nhân được quy định tại Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP (Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng), ví dụ như: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, thanh tra viên xây dựng, công chức, viên chức ngành xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ,...
Trong đó, công chức địa chính, công chức quản lý đô thị cấp xã được quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính nếu được phân công nhiệm vụ.
Cụ thể như sau:
Điều 72. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Nghị định này.
2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 77 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt về xây dựng
Liệt kê các chức danh, cá nhân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng như sau:
-
Thanh tra viên xây dựng/hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải - Xây dựng;
-
Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra Nhà nước ngành Xây dựng (ví dụ thuộc Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng) được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn;
-
Công chức/viên chức được phân công nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn quản lý như về hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản…;
-
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành (thanh tra chuyên ngành của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng);
-
Chánh thanh tra Xây dựng (Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng hoặc Chánh thanh tra sở Giao thông vận tải - Xây dựng);
-
Công an nhân dân (đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội);
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
-
Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra: Công chức địa chính, công chức đô thị,...;
Kết luận: Thẩm quyền lập biên bản xử phạt xây dựng/lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được pháp luật liệt kê tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng hoặc các công chức, viên chức, thanh tra thực thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng được phân công nhiệm vụ.
Trong trường hợp của bạn, công chức địa chính, công chức xây dựng - đô thị là những người được lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng (biên bản xử phạt xây dựng) nếu được giao nhiệm vụ kiểm tra.
Trên đây là giải đáp về vấn đề biên bản xử phạt xây dựng, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.
02>1.>1.>ông>