hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 07/12/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mất răng có phải đi nghĩa vụ không? Răng giả có phải đi NVQS?

Mất răng có phải đi nghĩa vụ không là câu hỏi phổ biến liên quan đến sức khỏe răng lợi để tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy mất răng, sâu răng hay răng giả thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP , thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Mất răng có phải đi nghĩa vụ không?

Danh mục bệnh về việc mất răng khi khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

TT

BỆNH TẬT

ĐIỂM

20

Mất răng:

 

 

- Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn)

1

 

- Mất răng đã có phục hình đảm bảo chức năng và thẩm mỹ

2

 

- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên

2

 

- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên

3

 

- Mất 5 - 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên

4

 

- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn <>

5

 

Như vậy, có thể căn cứ theo bảng điểm trên và tiêu chí tuyển chọn sức khỏe nghĩa vụ quân sự để có biết được việc mất răng có phải đi nghĩa vụ không? Bạn phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự để được đánh giá, kết luận chính xác.

mat rang co phai di nghia vu khong

Sâu răng có phải đi nghĩa vụ không?

Tương tự với vướng mắc mất răng có phải đi nghĩa vụ không cùng tìm hiểu về danh mục bệnh về răng sâu khi khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như theo dưới đây:

TT

BỆNH TẬT

ĐIỂM

19

Răng sâu:

 

 

- Chỉ có răng sâu độ 1 - 2, không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai

2

 

- Có ≤ 3 răng sâu độ 3

2

 

- Có 4 - 5 răng sâu độ 3

3

 

- Có 6 răng sâu độ 3

4T

 

- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên

5T

 

Chỉ có răng sâu độ 1 - 2, không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai; Có ≤ 3 răng sâu độ 3; Có 4 - 5 răng sâu độ 3 công dân vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên nếu có Có 6 răng sâu độ 3 (4T), Có 7 răng sâu độ 3 trở lên (5T) thì công dân sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do không đáp ứng về sức khỏe.

Răng giả có phải đi nghĩa vụ không?

Căn cứ theo quy định tại STT 20 Mục 2 Phụ lục I Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì việc dùng răng giả cũng được tính vào trường hợp mất răng.

Theo đó, chấm điểm về việc mất răng như sau:

Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn):

1 điểm

- Mất răng đã có phục hình đảm bảo chức năng và thẩm mỹ

2 điểm

- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên

2 điểm

- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên:

3 điểm

- Mất 5 - 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên

4 điểm

- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn <>

5 điểm

Có thể thấy, nếu bạn mất răng và răng bọc sứ hay dùng răng giả thì tùy theo vào kết quả của Hội đồng khám sức khỏe để xem kết luận sức nhai của bạn còn bao nhiêu % để xác định được có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không?

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X