Tỉnh Khánh Hòa cho phép được tách thửa đất khi đảm bảo các điều kiện chung của pháp luật đất đai và điều kiện riêng tại tỉnh Khánh Hòa. Khi thực hiện tách thửa đất ở, đất nông nghiệp, người sử dụng đất đề nghị tách thửa phải đặc biệt lưu ý tới diện tích tối thiểu được phép tách thửa.
1. Diện tích nhỏ nhất để tôi được mua một phần đất ở là bao nhiêu m2?
Chào bạn, chúng tôi đã hiểu rõ câu hỏi về tách thửa đất ở, đất nông nghiệp tại Khánh Hòa của bạn. Căn cứ pháp luật đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan, chúng tôi giải đáp các câu hỏi của bạn như sau:
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Khánh Hòa là bao nhiêu?
Tỉnh Khánh Hòa quy định về các điều kiện được phép tách thửa đất ở tại Quyết định 32/2014/QĐ-UBND. Theo đó, Điều 4 của Quyết định này quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa, kích thước nhỏ nhất của mỗi thửa đất sau khi tách (bao gồm các thửa đất mới hình thành, thửa đất còn lại sau khi tách) tại tỉnh Khánh Hòa như sau:
Vị trí thửa đất ở tách thửa |
Diện tích tối thiểu của thửa đất |
Kích thước chiều rộng tối thiểu của thửa đất nông nghiệp sau khi tách |
Kích thước chiều sâu tối thiểu của thửa đất nông nghiệp sau khi tách |
|
Đất ở tại đô thị |
Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20 m |
45 m2 |
5 m |
5 m |
Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới từ 10 m đến dưới 20 m |
36 m2 |
4 m |
4 m |
|
Thửa đất tiếp giáp hẻm, đường nội bộ có lộ giới < 10=""> |
36 m2 |
3 m |
3 m |
|
Đất ở tại nông thôn |
Thửa đất tiếp giáp đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, liên thôn, liên xã |
45 m2 |
5 m |
5 m |
Thửa đất tại các đảo |
40 m2 |
4 m |
4 m |
|
Thửa đất tại các vị trí còn lại |
60 m2 |
5 m |
5 m |
Lưu ý: Diện tích tối thiểu của mỗi thửa đất sau khi tách theo quy định này không bao gồm diện tích đất bị thu hồi theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất xem xét quyết định cho từng trường hợp xin tách thửa cụ thể nếu thửa đất có nhiều cạnh, hình dạng phức tạp và khi tách thửa, thửa đất đủ diện tích tối thiểu nhưng không đủ chiều rộng, chiều sâu theo quy định đã nêu trên.
Ngoài ra, việc tách thửa đất chỉ được thực hiện nếu thửa đất tách không thuộc trường hợp không được phép tách thửa theo quy định tại Điều 3 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND, cụ thể bao gồm:
- Thửa đất mà người sử dụng đất đề nghị tách thửa đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc có văn bản (quyết định,...) về chủ trương thu hồi đất hoặc đã có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Thửa đất đề nghị tách thửa đang có tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tranh chấp này;
- Thửa đất đề nghị tách thửa có tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình trên đất…) đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện thi hành theo bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân;
- Thửa đất để nghị tách là thửa đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho người sử dụng đất/cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án theo quy định;
- Thửa đất sau khi tách thành thửa đất mới mà không có đường đi.
Như vậy, để được tách thửa đất ở tại Khánh Hòa thì thửa đất phải đảm bảo đồng thời điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu và không thuộc trường hợp không được tách thửa như chúng tôi đã giải đáp trên. Vì chưa có thông tin về vị trí thửa đất bạn dự định mua, bên đối chiếu các căn cứ pháp lý mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, bạn kiểm tra, đối chiếu với trường hợp của mình cho phù hợp.
Diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất được tách thửa tại Khánh Hòa là bao nhiêu m2?
Quyết định 32/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa là văn bản đang có hiệu lực pháp luật quy định về điều kiện tách thửa đối với đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đất nông nghiệp tại Khánh Hòa có thể bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất làm muối…Mỗi loại đất sẽ có điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa riêng biệt.
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND, để tách thửa đất nông nghiệp thì thửa đất sau khi tách (các thửa đất nông nghiệp mới hình thành, thửa đất nông nghiệp còn lại) phải đảm bảo quy định về diện tích tối thiểu như sau:
Loại đất nông nghiệp |
Vị trí thửa đất |
|
Thửa đất tại vùng tập trung |
Thửa đất tại vùng phân tán |
|
Đất trồng lúa |
1000 m2 |
500 m2 |
Đất trồng cây hàng năm khác |
2000 m2 |
300 m2 |
Đất trồng cây lâu năm |
1000 m2 |
200 m2 |
Đất làm muối |
5000 m2 |
500 m2 |
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách tại vùng nước ngọt là 100 m2 và tại vùng nước mặn, lợ là 5000 m2;
- Đất rừng sản xuất: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách tại khu vực đô thị là 1000 m2 và tại khu vực nông thôn là 5000 m2.
Lưu ý: Diện tích thửa đất nông nghiệp sau khi tách không bao gồm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo quy định pháp luật;
Cũng giống như đất ở, đất nông nghiệp tại Khánh Hòa chỉ được phép tách thửa nếu thửa đất nông nghiệp đề nghị tách thửa không thuộc trường hợp không được phép tách thửa quy định tại Điều 3 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND, cụ thể:
Điều 3. Các trường hợp không được tách thửa
1. Thửa đất xin tách thửa đã có quyết định thu hồi đất hoặc có văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Thửa đất đang có tranh chấp và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
3. Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của Tòa án.
4. Thửa đất do cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.
5. Thửa đất sau khi tách thành thửa đất mới sẽ không có đường đi.
Như vậy, với mỗi loại đất nông nghiệp, Khánh Hòa quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa có sự khác biệt. Do chưa biết bạn dự định mua loại đất nông nghiệp nào nên dựa trên những quy định về diện tích tối thiểu mà chúng tôi giải đáp ở trên, bạn tự mình đối chiếu với trường hợp của mình để có tính toán phù hợp.
>> Thủ tục và chi phí tách thửa đất tặng cho con hiện nay thế nào?