hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 13/03/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thế nào?

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện nay được lập theo Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

Câu hỏi: Gia đình tôi được giao đất nông nghiệp để trồng lúa. Tuy nhiên sau đó thì tôi có sử dụng đất này để trồng một số cây lâu năm. Khi bên chính quyền xã phát hiện thì có nói sẽ lập biên bản xử phạt hành chính đối với gia đình tôi.
Vậy xin hỏi trường hợp này gia đình tôi sẽ bị xử phạt thế nào? Nếu lập biên bản thì phải sử dụng mẫu nào mới chuẩn quy định pháp luật? Tôi cảm ơn! – Nguyễn Hùng (Sóc Sơn).
 

Ai có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về đất đai?

Tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản gồm:

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 05 triệu đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50 triệu đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 500 triệu đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

- Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

+ Công chức kiểm lâm được giao nghiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng rừng được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác.

+ Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.Ai có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về đất đai?


Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai lập theo mẫu nào?

Hiện nay, Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được sử dụng theo Mẫu Biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

 

CƠ QUAN (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..../BB-VPHC

 

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về............................................................... (2)

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../........, tại(3).............................................

..............................................................................................................................

Căn cứ ................................................................................................................ (4)

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: ................................................... Chức vụ: ......................................

Cơ quan: ................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của (5):

a) Họ và tên:................................................... Nghề nghiệp: ...............................

Nơi ở hiện nay:......................................................................................................

b) Họ và tên:................................................... Nghề nghiệp: ...............................

Nơi ở hiện nay:......................................................................................................

c) Họ và tên:................................................... Chức vụ: ......................................

Cơ quan:... .............................................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ="" chức=""> có tên sau đây:

<1. họ="" và="" tên="">: ............................................. Giới tính: .....................................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../........ ................ Quốc tịch: ....................................

Nghề nghiệp:... ......................................................................................................

Nơi ở hiện tại: .......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.....................; ngày cấp:..../..../........;
nơi cấp:... .....................................................................................................................

<1. tên="" tổ="" chức="" vi="" phạm="">:... ................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Mã số doanh nghiệp: .............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

...........................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../ ............................................. ; nơi cấp:.......................................

Người đại diện theo pháp luật(6):.................... Giới tính: .....................................

Chức danh(7): .........................................................................................................

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): .........................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Quy định tại(9)....................................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10):.........................................................................

.....................................................................................................................................

5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:.....................

.....................................................................................................................................

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):.............................................

.....................................................................................................................................

7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):..............................

.....................................................................................................................................

8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):.............................................................................................................

.....................................................................................................................................

10. Tang vật vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên tang vật vi phạm hành chính

Đơn vị tính

Số lượng

Chủng loại

Tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

12. Trong thời hạn(12).... ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)

(13) ......................................................................................................................................................................... là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi  đến ông (bà) (14)...................................................................................................................................................................................................................... để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản lập xong hồi.... giờ.... phút, ngày......../....../.........., gồm........ tờ, được lập thành........... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ................................................................................................................... là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Lý do ông (bà)(13) .................................................. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15):...........................................................................

.....................................................................................................................................

 

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

_____________

 (1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.

(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(3) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.

(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính;....

(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,...), đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình.

(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

(12) Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.

(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.

(14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

(15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác...

mau bien ban vi pham hanh chinh trong linh vuc dat dai

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Ảnh minh họa)


Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, chuyển đất trông lúa sang đất trồng cây lâu năm thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, việc gia đình bạn sử dụng đất trồng lúa để trồng cây lâu năm khi chưa được phép là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm này như sau:

- Phạt tiền từ 02 triệu đồng - 05 triệu đồng: Diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 05 triệu đồng - 10 triệu đồng: Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng: Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 50 triệu đồng: Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

 Như vậy, tùy thuộc vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép mà mức xử phạt được quy định khác nhau.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

- Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định xử phạt nếu phạt tiền đến 05 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 91);

- Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt nếu phạt tiền đến 50 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 91).

 

Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc: Thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện: Thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến: Thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm hành chính về đất đai quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang được thực hiện.

Trong thời hạn 02 năm, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Trên đây là giải đáp về Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gọi tới tổng đài  19006192  để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Mẫu thông báo thu hồi đất như thế nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X